Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Xưởng may mặc tư nhân bị "bà hỏa" thiêu rụi


Ngôi nhà có hai công nhân may mặc đang làm việc bị lửa thiêu rụi.
Vụ việc xảy ra vào lúc 14 giờ ngày 4/9, tại số nhà 1005/16, hẻm 1005, đường Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng,  Q.7, TP. HCM.


Căn nhà bị thiêu rụi được xác nhận là của bà Trần Thị Chi (67 tuổi).


TP.HCM: 'Bà hoả' thiêu rụi xưởng may mặc tư nhân

Toàn bộ hai phòng của căn nhà bà Chi bị cháy hết đồ đạc.


Bà Chi cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ cháy, trong căn nhà có hai công nhân may mặc đang làm việc.

Bà Chi sang nhà hàng xóm chơi một lúc thì bất ngờ nghe tiếng nổ lớn xuất phát từ căn gác tầng trên nhà mình. Chưa biết chuyện gì xảy ra, bà cùng nhiều người dân chạy lại thì phát hoảng khi thấy ngọn lửa bao trùm căn nhà kèm theo khói đen nghi ngút cả khu vực.

TP.HCM: 'Bà hoả' thiêu rụi xưởng may mặc tư nhân

Lực lượng chức năng đến kiểm tra hiện trường. 


Hai công nhân đang làm việc trong nhà kêu la thất thanh. Được sự trợ giúp của mọi người, họ đã chạy ra ngoài thoát thân được.

Nhanh chóng, mọi người chạy vào ngắt cầu dao điện và cùng nhau múc nước chữa cháy.

Do ngôi nhà chứa nhiều vật dụng dễ bén nên ngọn lửa nhanh chống lan nhanh khiến công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều người đã bị sặc vì ngạt khói khi tham gia chữa cháy.

Nhận được tin báo  lực lượng PCCC quận 4 cùng CA phường Tân Hưng huy động 6 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường để chữa cháy.

Mặc dù đã kịp thời khống chế đám cháy nhưng toàn bộ đồ đạc trong hai căn phòng trên gác nhà bà Chi đã bị thiêu rụi. Phần La-phông bằng nhựa cũng bị cháy đen, trên nền gác để lại nhiều lỗ thủng lớn do lửa thiêu cháy.

Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành thống kê thiệt hại cũng như làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

Phạm Nguyễn

Vải Tecel in hoa


Tencel là sản phẩm làm từ bột gỗ tự nhiên từ thân cây tre, bạch đàn và các loại thân xốp nhiều cellulose, bằng công nghệ dệt Nano.
Nó có nhiều thuộc tính chung với sợi xenlulô như cotton, lanh và gai.

Vải Telcel in hoa

Một số đặc điểm chính của sợi tencel là mềm mại, hấp thụ nước rất mạnh mẽ, và khả năng chống nhăn. Vải lyocell có thể được giặt bằng máy, bằng tay hoặc giặt khô, có thể được nhuộm nhiều màu sắc và có thể mô phỏng nhiều loại chất liệu khác như da lộn, da, và lụa. Nhờ chất liệu từ thiên nhiên, sản phẩm chăn ga gối Tencel có nhiều tính năng ưu việt.


Vải Tencel có tính chất mềm mại của vải cotton, độ bền của polyester, vẻ sang trọng quý phái của len, sờ tay có cảm giác mềm mại mượt mà như tơ lụa. Là sản phẩm hút ẩm tốt hơn nhiều so với vải cotton.…, rất thích hợp dùng cho mùa hè và những vùng khí hậu nóng quanh năm.

Với chị em phụ nữ thì chăn ga gối Tencel lại càng hữu ích, vì chất vải mềm mại không gây nếp nhăn ở da mỗi sáng thức dậy.
                   

Vải lụa tơ tẳm sik chiffon


 
Với công nghệ hiện đại, lụa Chiffon được dập nhún tạo nên cho bề mặt vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng.
Chất liệu lụa Chiffon phù hợp để thiết kế đầm dạ hội , đầm cưới, hoặc đầm cocktail, áo dài, áo sơ mi công sở hoặc các sản phẩm áo kiểu thời trang.
Vai-lua-to-tam-sikchiffonMặc trên mình chất liệu lụa Chiffon, chắc hẳn bạn sẽ thú vị với trải nghiệm câu phát biểu “ mặc mà như không mặc”.



Đặc tính của Chiffon là mình hàng rất nhẹ và rũ nên phải giặt khô hoặc giặt hấp để giữ được bề mặt vải luôn bóng đẹp

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Doanh nghiệp may mặc đón đơn hàng mùa xuân


Khi nhiều doanh nghiệp (DN) may mặc xuất khẩu trong nước gặp khó khăn về đơn hàng sản xuất, thì các DN may ở Đồng Nai vẫn phát triển khá ổn định. Những đơn hàng xuất khẩu mùa đông đang dần khép lại và DN bắt đầu đón nhận hàng mùa xuân để sản xuất. Đây là điều đáng mừng trong tình hình kinh tế hiện nay.

Don-hang-mua-xuan
May đồng tiến đón hàng xuân. Ảnh: V.N


Anh Nguyễn Văn Hoàng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tiến (Dovitec), cho biết: 6 tháng đầu năm nay tình hình sản xuất của công ty đạt khá tốt với kim ngạch xuất khẩu đạt 220 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2011. Hợp đồng sản xuất hàng mùa đông của công ty đến hết tháng 9 tới. Cuối tháng 7 này, công ty xác nhận hợp đồng các đơn hàng sản xuất cho mùa xuân. Năm nay, dù kinh tế trong và ngoài nước còn khá khó khăn, nhưng các hợp đồng hàng của Dovitec lại có giá tốt hơn năm 2011.

Anh Hoàng cho hay, dù thị trường còn khó khăn nhưng các DN may lớn vẫn có cơ hội nhiều hơn so với DN nhỏ. Khách hàng của Dovitec tương đối ổn định nên lượng hàng đặt khá đều. Hợp đồng sản xuất hàng của Dovitec năm nay có liên tục 9 tháng đầu năm không bị gián đoạn như các năm trước, đây cũng là điều thuận lợi cho DN. Ngoài ra, công ty này còn mở được thêm thị trường Nga nên đã tăng thêm hàng sản xuất. Sở dĩ Dovitec có được thuận lợi cả về lượng hợp đồng lẫn giá là do ngay từ đầu năm, DN đã đón được một số khách hàng Nhật Bản rời bỏ thị trường Trung  Quốc.

Cùng với quan điểm là khó khăn của ngành may mặc đang rơi vào DN nhỏ, ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Tổng công ty may Đồng Nai (Donagamex), chia sẻ: “May mặc xuất khẩu có tính mùa vụ rất cao. Vì vậy, đòi hỏi DN phải có năng lực thực sự để đảm bảo tiến độ giao hàng, chất lượng hàng cũng như giá cạnh tranh. Những lúc khó khăn như hiện nay càng thấy rõ điều này”.

Trong khi nhiều DN may xuất khẩu ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác phải giảm sản xuất do không có hợp đồng thì Donagamex vẫn tiếp tục đầu tư thêm nhà xưởng. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay của tổng công ty đạt 23 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011. Không chỉ ổn định hàng cho mùa đông, mà các đơn hàng mùa xuân đến nay công ty cũng đã có. 70% lượng hàng sản xuất đã được ký hết năm, còn lại 30% được ký đến hết tháng 10 tới. Đầu năm nay, Donagamex mở được thêm thị trường mới xuất khẩu sang Hàn Quốc đã giúp DN tăng thêm kim ngạch.  Ông Kích cũng cho biết thêm, Donagamex mạnh dạn đầu tư thêm nhà xưởng trong năm nay nhằm mở rộng xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ. Hiện tại, thị trường này đang chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Tuy Mỹ còn khó khăn nhưng  xuất khẩu hàng của Donagamex vào đây hàng năm vẫn tăng.

Một điều mà ông Kích cũng đang kỳ vọng nhiều là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được ký kết. Khi đó, việc xuất khẩu hàng vào Mỹ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Quả thực, nếu cuối năm nay TTP được ký kết và năm 2013 kinh tế Mỹ bớt khó khăn thì cơ hội cho DN may mặc xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng xác nhận đến hết tháng 6, đơn hàng chung của toàn ngành giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011. Mức giảm của các DN lớn khoảng 5%, riêng những DN nhỏ và vừa giảm tới trên 20%, có rất ít DN giữ được mức tăng trưởng.

Cách kiểm tra thành phần vải



Nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt khác thì tất cả vải thành phẩm khi sản xuất ra và hàng thành phẩm gia công nhập vào công ty đều phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn 4 điểm.
I.       Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải:

a  – Yêu cầu đối với nhân viên KCS:

-   Nhân viên KCS phải được đào tạo và nắm rõ qui trình kiểm tra vải đã được phê duyệt

-   Có đầy đủ các dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi tiến hành kiểm tra.

-   Phải vệ sinh sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).

-   Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có họat động không.

b – Các dụng cụ cần chuẩn:

-   Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày).

-   Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, phấn sáp, gương soi mật độ sợi, giấy bịt đầu cây, bao nylon.

-   Kiểm tra máy in tem có họat động không, tem in và mực in còn không.

c – Các thông tin tài liệu cần có:

-   Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và phiếu ghi nhận

-   Bảng màu sản xuất cho từng đơn hàng, loại vải hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt.

-   Số lượng tối đa/ tối thiểu của 1 cây vải (nếu có yêu cầu)


II.    Qui trình kiểm tra vải:

A – Kiểm tra toàn bộ các cây hàng có trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng đó.

B – Nhân viên kiểm tra phải xác định được mặt phải và mặt trái của vải. Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra mặt phải của vải.

1.      So màu:

-   Lấy mẫu vải gốc và mẫu cắt từ các cuộn vải tiến hành so sánh màu trên hộp đèn D65? (nếu không có yêu cầu). Công việc này được thực hiện trên mỗi mẻ nhuộm.

-   Nếu so bằng mắt thấy có sai biệt, phải tiến hành đo CMC (nếu không có yêu cầu)?, CMC < 1 chấp nhận.

-   Mỗi mẻ nhuộm cắt một mẫu giao cho phòng kinh doanh để theo dõi sự chênh lệch màu giữa các mẻ nhuộm

- Nhân viên tiếp tục kiểm tra bằng mắt và ghi nhận vào phiếu kiểm đồng thời nhập số liệu vào máy tính.

2.      Kiểm tra độ đều màu:

-   Kiểm tra độ đều màu trong cây.

-   Kiểm tra độ khác màu giữa sườn và trung tâm, giữa sườn với sườn. Khi kiểm tra thấy không đạt, may miếng vải và kiểm tra độ khác màu trên hộp đèn.

-   Cây vải được ngừng để kiểm tra độ khác màu ít nhất 3 lần (đầu cây, giữa cây và cuối cây) giữa sườn này với sườn kia (từ 2 biên vào), giữa sườn với trung tâm (giữa khổ vải).

-   Cách kiểm tra: cầm 2 biên vải đặt sát vào nhau và 2 biên vải so với giữa có sự khác biệt nào không. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn vải xem có sự khác biệt về màu sắc không.

-   Nếu phát hiện sự khác màu phải tiến hành để riêng, cắt mẫu lưu lại. Nhân viên kiểm tra phải ghi vào mẫu vải này các chi tiết sau: số mẻ nhuộm, lọai vải, tên khách hàng, mã màu, ngày kiểm, dạng lỗi và báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết.

3.      Kiểm tra khổ vải:

Khổ thực tế của cây vải được tính từ biên vải (nếu không có yêu cầu). Khổ vải phải được kiểm tra ít nhất 3 lần/ 1 cây, tại 3 vị trí đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn. Phải để mặt vải bằng phẳng và căng khi đo tránh tình trạng bị nhăn. Ghi kết quả kiểm tra lần đo có khổ nhỏ nhất vào phiếu kiểm và nhập liệu vào máy tính, và báo cho phân xưởng hoặc phòng kinh doanh (hàng gia công bên ngoài) nếu khổ thực tế nhỏ hơn khổ yêu cầu.

4.      kiểm tra chiều dài cây vải:

Theo đồng hồ gắn trên máy. Ghi nhận chiều dài cây vải theo phiếu công nghệ (tem) và chiều dài thực tế đo được vào phiếu kiểm, nếu số lượng kiểm dư hoặc thiếu nhiều hơn mức cho phép phải báo cho phân xưởng để kiểm tra lại.

5.      Kiểm tra mật độ vải:

Dùng kính đếm sợi để đo mật độ dọc, ngang của vải.

6.      Kiểm tra lỗi ngoại quan:

Nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ khoảng 25 đến 30 mét/ phút tiến hành quan sát toàn bộ mặt vải. Ghi nhận tất cả các lỗi vào phiếu kiểm và nhập vào máy vi tính. Tất cả các lỗi vải được qui ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm.

Tìm đường xuất khẩu cho hàng may mặc Việt Nam


Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dấu hiệu khó khăn trong xuất khẩu thể hiện rõ khi những tháng gần đây tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu thấp đi.


Tim-duong-ra-cho-thi-truong-xuat-khau-may-mac

Điển hình như mặt hàng dệt và may mặc có giá trị xuất khẩu lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước và thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước đã thể hiện sự khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ trong nước. Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng, ngắt đơn hàng, xoay chuyển liên tục khiến ảnh hưởng nhiều đến chi phí.

Dự báo triển vọng các nhóm hàng

Do đó, ngành Công Thương đã chủ động rà soát lại từng nhóm hàng, từng mặt hàng xuất khẩu chính và dự báo triển vọng xuất khẩu đến hết năm. Kết quả cho thấy giá nhóm hàng nông sản, thủy sản khó có thể tăng, tuy nhiên, lượng xuất khẩu có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm do việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu và những giải pháp hỗ trợ tín dụng của Chính phủ có tác dụng. Vì vậy, 6 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu của nhóm dự kiến đạt khoảng 10,7 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 21,1 tỷ USD.

Đối với nhóm nguyên liệu và khoáng sản, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu sẽ không tăng; giá than đá có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 11,6 tỷ USD.

Đối với nhóm hàng công nghiệp chế, dự kiến, kim ngạch nhóm hàng này 6 tháng cuối năm đạt khoảng 34,8 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 68 tỷ USD. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hoá khác khoảng 8,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu theo kế hoạch trên đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của các hiệp hôi, bộ ngành để tăng được khối lượng cùng giá trị xuất khẩu.

Tiếp sức cho doanh nghiệp “chạy vượt rào”

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngoài hạn chế của doanh nghiệp thì rào cản thương mại tại những thị trường nhập khẩu chính đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lao đao.

Để tháo nút thắt trong hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm, VASEP đề nghị cần có biện pháp “phá băng” thị trường Nhật Bản, 6 tháng qua sản phẩm tôm vào thị trường này đã giảm mạnh do quy định ngặt nghèo của Nhật Bản áp dụng chỉ số hàm lượng tạp chất trong tôm quá thấp so với các quy định hiện nay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đơn cử như Châu Âu quy định hàm lượng tạp chất 150 phần tỷ, Mỹ 75 phần tỷ, trong khi Nhật Bản bắt buộc ở mức 10 phần tỷ.

Ngoài ra, cần thu hẹp các đầu mối xuất khẩu cá tra từ hơn 100 doanh nghiệp hiện nay xuống còn 60-70 doanh nghiệp để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau tại thị trường quốc tế gây bất lợi về giá, đồng thời có những tiêu chí rõ ràng đối với các công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm này.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đề nghị Dự thảo Luật Thuế xuất nhập khẩu mới cần tạo điều kiện thuận lợi trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu.

Luật Thuế xuất nhập khẩu hiện tại chia thu thuế nhập khẩu thành hai nhóm: nhóm 1 nộp thuế trước khi nhập hàng về, nhóm thứ 2 được ân hạn 275 ngày phải nộp thuế. Tuy nhiên, dự thảo của Dự thảo luật yêu cầu phải nộp thuế trước khi nhập hàng về. Ông Thuấn cho rằng điều này giảm một phần sự cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khi mà thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đề xuất của Hiệp hội Da giày và của các Hiệp hội làm hàng xuất khẩu là đáng lưu ý, thời gian ân hạn nộp thuế là rất quan trọng, đặc biệt với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Bộ Công Thương cũng đề ra các giải pháp thực hiện trong đó chú trọng công tác dự báo, bám sát tình hình thị trường; Chỉ đạo các tham tán thương mại tại các thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm kịp thời phát hiện các thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường, kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Hiệp hội để chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh.

Ngoài ra, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính triển khai có hiệu quả Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh doanh, xuất khẩu.


Theo Quỳnh Hoa

Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Việt Tiến

Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, công ty đã đề ra khẩu hiệu “Sản phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” và xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi hoạt động của công ty. Vì thế, công ty đã tổ chức thực hiện iso 9002 từ tháng 5-1999 và được chứng nhận iso 9002 vào 20 -6-2000 do tổ chức bvqi_Vương Quốc Anh công nhận.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tên công ty: CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.)
Công ty may Việt Tiến là một đơn vị sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất khẩu hàng may mặc đứng hàng đầu trong Tổng Công ty May Việt Nam. Công ty hiện đang hoạt động sản xuất trên tổng diện tích là 62919 m2
Khu A (Trụ sở chính):
Số 7 Lê Minh Xuân, P 7, Q. TB, HCM.
Tel: (84.8)8640800
Fax: (84.8)8640585
E-mail: vtec@hcm.vnn.vn
Website: http//www.viettien.com.vn
Khu B:
Số 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, Q.TB, HCM.
Khu C:
Số 20 Cộng Hòa, P12, Q. TB, HCM.
Việt Tiến có một quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm.
Trước năm 1975 công ty chỉ là một xí nghiệp may nhỏ mang tên là THÁI BÌNH DƯƠNG KỸ NGHỆ CÔNG TY- tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE- do ông SẦM HÀO TÀI một thương nhân người Hoa làm giám đốc với sự góp vốn của 8 cổ đông góp vốn có tổng số vốn là 80.000.000 đồng. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 chiếc máy may gia đình cho khoảng 100 nhân công, xí nghiệp chỉ may túi sách và đồ bảo hộ lao động qui mô nhỏ.
Ngày 20/11/1975 tức là sau ngày Miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa thành doanh nghiệp nhà nước, đến 5/9/1977 xí nghiệp chính thức đổi tên thành XÍ NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN, có tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.) trực thuộc VINATEX (Bộ Công Nghiệp Nhẹ).
Ngày 13-11-1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghiệp bị hỏa hoạn và bị thiệt hại hoàn toàn. Một thời gian khắc phục khó khăn cộng thêm sự yêu nghề và gắn bó với xí nghiệp toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường.

Hàng may mặc Việt Nam sẽ tìm đường vào thị trường Trung Quốc


Hàng may mặc Việt Nam sẽ vào thị trường Trung Quốc trong 60 đến 90 ngày nữa.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam (VN) chất lượng cao, Tổng giám đốc Công ty Vinamit - đã khẳng định như vậy khi đề cập đến đề án đưa hàng may mặc Việt vào thị trường Trung Quốc (TQ).

Hang-may-mac-Viet-Nam-se-vao-thi-truong-Trung-Quoc

Trao đổi với PV , ông Viên cho biết:

- Đề án này xuất phát do các doanh nghiệp bức xúc trước việc hàng TQ tràn ngập tại thị trường VN, làm điêu đứng nhiều mặt hàng trong nước như gạch men, giấy, da giày, may mặc... Các shop bán hàng thời trang VN càng ngày càng teo tóp, đóng cửa trong khi ra đường đâu đâu cũng là hàng TQ.

Trong khi đó ở tất cả hệ thống siêu thị TQ họ cũng đang chuộng hàng nhập khẩu. Tại các siêu thị của TQ đã có hàng Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan..., trừ VN. Chúng tôi tìm hiểu và được biết hàng VN đưa sang TQ với số lượng rất lớn nhưng chúng ta không đi đường chính ngạch mà lại đi tiểu ngạch.

Tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), có những doanh nghiệp trước đây chỉ là tiểu thương bán tại chợ biên giới, nhưng có doanh số xuất khẩu lên đến 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy TQ có nhu cầu về sản phẩm VN chúng ta, vậy tại sao không đưa hàng trực tiếp vào siêu thị của họ mà lại để tiểu thương buôn bán bằng cách khiêng đồ qua sông.

Một khi đã lệ thuộc vào hệ thống xuất khẩu và phân phối tiểu ngạch như thế, các doanh nghiệp VN có muốn cũng không còn cửa để bứt ra khỏi cách làm ăn truyền thống để đưa hàng vào TQ dạng chính ngạch.

* Nói đến hàng TQ là người ta nghĩ đến hàng giá rẻ, liệu hàng hóa của VN có thể cạnh tranh được với hàng của họ?

- Giá rẻ không phải là yếu tố quyết định đầu tiên khi đưa hàng VN vào TQ. Chính do hàng nội địa quá rẻ nên tâm lý của tất cả các nhà buôn tại TQ ngày nay là họ không muốn buôn hàng nội địa nữa bởi vì lợi nhuận quá thấp. Họ thích buôn bán hàng ngoại nhập nhiều hơn vì hàng ngoại cho họ một không gian rộng lớn hơn để có được lợi nhuận.

Một sản phẩm muốn đi vào một thị trường thì trước hết phải được các nhà buôn bán cho đã. Nếu họ chưa chấp nhận thì sẽ khó thành công. Họ thích hàng ngoại nhập vì hàng ngoại nhập có thể bán được giá cao, lợi nhuận cao.

Tâm lý của người TQ cho rằng hàng nhập càng phải mắc hơn đồ trong nước dù cho đó là sản phẩm cùng loại. Và họ tự hào về hàng nhập. Ví dụ, cà phê Starbucks nhập về TQ bán mắc hơn cà phê của một công ty đa quốc gia sản xuất tại TQ khoảng 6-10 lần.

Do đó, hàng VN đưa sang TQ phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, đừng làm hàng có chất lượng tệ hơn hàng TQ. Hai yếu tố đó kết hợp thì hàng VN có quyền bán giá cao mà vẫn cạnh tranh được với hàng TQ.

* Ông từng tuyên bố mất 60-90 ngày hàng Việt có mặt trên kệ hàng của các siêu thị Walmart tại TQ. Cơ sở nào để ông khẳng định điều này, thưa ông?

- Tôi khẳng định điều này hoàn toàn có thể. Hệ thống Walmart chỉ là một ví dụ. Hàng VN có thể vào tất cả các hệ thống bán lẻ lớn nhỏ khác tại TQ, ngoài Walmart còn có Carrefour, Posco...

Để đưa hàng nông sản chế biến vào TQ thì mất 30 ngày cho các thủ tục kiểm định và 20 ngày làm việc với hệ thống siêu thị. Thời gian còn lại dành cho việc tra cứu quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo vệ thương hiệu tại thị trường TQ.

Cách vào siêu thị của TQ cũng giống cách vào siêu thị của VN. Hãy đưa sản phẩm đến và thuyết phục người ta rằng sản phẩm này sẽ đem lại lợi nhuận cho siêu thị.

Điều thuận lợi là các siêu thị ở TQ đều đón chào các mặt hàng nhập khẩu, đó là cơ hội xuất khẩu hàng VN. Trước đây, muốn vào hệ thống siêu thị phải đóng phí mua mã hàng là 1.500 tệ/siêu thị nhưng nay do người ta đang muốn có hàng của mình nên giá chỉ còn 500 tệ/siêu thị.

TQ là thị trường dễ tính hơn VN nhưng khách hàng lại có tính trung thành cao. Một khi khách hàng đã yêu mến một sản phẩm nào đó thì họ sẽ yêu mến lâu dài. Sức mua tại thị trường TQ lớn hơn VN.

Hệ thống phân phối chính ngạch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đang chiếm dần 50-70% thị trường. Do đó sản phẩm của VN có cơ hội nếu vào hệ thống chính ngạch thay vì tiểu ngạch.

Hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ngũ cốc, thực phẩm khô, bánh kẹo, may mặc... sẵn sàng hợp tác với hội bằng cách đưa hàng của họ cho chúng tôi phân phối.

Bản thân Vinamit cũng đang xúc tiến để có thêm một số mặt hàng mới đưa vào TQ. Đáng kể nhất là mặt hàng gạo VN thương hiệu Vinamit vào tháng 9 tới.

Sáu tháng đầu năm nay VN xuất khẩu sang TQ trên 1 triệu tấn gạo nhưng toàn bán hàng thô, không hề có thương hiệu nên chúng tôi muốn đưa gạo có thương hiệu VN vào thị trường này.

* Nhiều doanh nghiệp lo lắng nhất ở thị trường TQ chính là bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, làm giả. Làm sao để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này, thưa ông?

- Điều đáng buồn là hầu hết những mặt hàng đi theo con đường tiểu ngạch đã bị người TQ đăng ký thương hiệu hết. Họ không bao giờ đem những hàng đó vào hệ thống siêu thị trong khi hệ thống phân phối các mặt hàng đó tại TQ thì doanh nghiệp VN không thể biết được. Các tiểu thương TQ rất biết cách bít hết thông tin khách hàng.

Do vậy, trước khi đưa hàng vào TQ, các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở TQ trước, đăng ký bao vây để tránh bị lợi dụng.

Từ kinh nghiệm của Vinamit cho thấy điều đầu tiên đến làm ăn tại TQ là phải làm việc với luật sư. Họ sẽ có trách nhiệm làm mọi việc liên quan đến luật lệ tại TQ. Có bất cứ vấn đề gì về tranh chấp, xâm hại thì chúng tôi chuyển qua cho văn phòng luật sư để họ xử lý.

Luật pháp TQ rất nghiêm trong vấn đề này nên có thông tin từ văn phòng luật sư gửi tòa án thì công ty làm giả hay xâm hại phải có trách nhiệm trả lời liền.

Hàng may mặc Việt tại chợ truyền thống bị bỏ ngỏ thay vào đó là các sản phẩm made in China


Thực tế các chợ đầu mối trong nước hàng may mặc Việt Nam chiếm thị phần rất ít, đa số là các loại hàng gia dụng từ Trung Quốc nhập vào.
Hàng Trung Quốc với các sản phẩm như đồ lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, điện thoại, vali cặp sách... chiếm tới 90% thị phần tại chợ Đồng Xuân

Nghiên cứu của BSA (Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN) mới đây cho thấy, tại nhiều chợ truyền thống, hàng VN được đánh giá cao và tin tưởng hơn so với hàng nhập giá rẻ. Tuy nhiên, khi hỏi dấu hiệu nào để nhận biết được hàng Việt thì hầu hết người tiêu dùng đều bối rối.

Lãng phí kênh phân phối

Người tiêu dùng thường chỉ dựa vào một số yếu tố để nhận biết như: kinh nghiệm, tên nhãn hiệu, có tiếng việt trên bao bì hoặc thông qua lời kể của người bán. Ông Đỗ Xuân Thủy - TGĐ Cty cổ phần Đồng Xuân cho biết, chợ Đồng Xuân, với vai trò là chợ đầu mối bán buôn lớn, mỗi ngày lượng hàng hóa luân chuyển từ 15 - 20 tấn đến các vùng miền trong cả nước, nhưng hiện hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc với các sản phẩm như đồ lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, điện thoại, vali cặp sách…, chiếm tới 90% thị phần. Còn những mặt hàng tạp phẩm, vải sợi, quần áo may sẵn… chiếm đến 70% và phần còn lại là hàng hóa của một số cơ sở tư nhân trong nước. Đối với các sản phẩm hàng Việt chỉ có chủ yếu là gạo, rau, quả và hàng tươi sống.

Trước thực trạng đó, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế hàng ngoại lấn chiếm tại các chợ truyền thống như hiện nay cho thấy, chúng ta đang lãng phí một kênh phân phối lớn, bởi chợ truyền thống vẫn đang chiếm tới 80% kênh phân phối hàng hóa tại VN. Vị chuyên gia này đơn cử, tại chợ Đồng Xuân với hơn 2.000 hộ kinh doanh, mỗi ngày lượng tiền luân chuyển trong chợ khoảng 40 tỉ đồng là kênh phân phối quan trọng đến các tỉnh, thành phố phía Bắc. “Đây sẽ là nguy cơ làm mai một hàng Việt trong tâm trí người tiêu dùng VN”, vị chuyên gia này nhận định.


Chiếm lại sân nhà”

Hiện tại chúng ta đang phải làm một việc rất khó khăn là đưa hàng Việt vào chiếm lĩnh lại chợ truyền thống do một thời gian dài bỏ quên. Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN VN chất lượng cao chia sẻ rằng, mặc dù khó nhưng vẫn phải làm vì đến năm 2015 khi Hiệp định ASEAN + 1 có hiệu lực thì hàng hóa Trung Quốc và các nước trong khu vực có thuế suất 0% sẽ tràn ngập chợ và các nơi. Vì vậy, các nhà sản xuất phải phối hợp với chợ truyền thống và người kinh doanh mà cốt lõi là đưa ra chính sách bán hàng như thế nào để tiểu thương cảm thấy có lợi - bà Hạnh cho biết.

Các nhà sản xuất trong nước thường hướng đến thị trường xuất khẩu hoặc đưa hàng vào các trung tâm thương mại, siêu thị mà lãng quên chợ truyền thống.

Cùng quan điểm với bà Hạnh, một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, các DN trong nước cũng cần phải quan tâm xây dựng mối liên kết với DN quản lý chợ trong việc tạo dựng các kênh phân phối nhiều tầng, trong việc sắp xếp hàng hóa và bố trí ngành hàng tại chợ, tạo kênh phân phối đa dạng. Chẳng hạn, trong việc bày bán sản phẩm, nếu có mối liên kết giữa nhà sản xuất và phân phối, các hộ kinh doanh tại chợ sẽ bày bán sản phẩm VN lên những vị trí thuận lợi cho khách hàng quan sát, lựa chọn...

Từ góc độ của một DN cung ứng khối lượng hàng hóa lớn ra thị trường ông Mai Thanh Tuấn - TGĐ Cty cổ phần quốc tế Hải Lộc cũng thẳng thắn nhận định rằng, DN trong nước cần chú trọng hơn đến đối tượng thu nhập thấp thông qua xây dựng kênh phân phối tại các chợ truyền thống nói chung. Hiện các nhà sản xuất trong nước thường hướng đến thị trường xuất khẩu hoặc đưa hàng vào các trung tâm thương mại, siêu thị chứ không giao hàng đến chợ truyền thống. Vì lẽ đó mà người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp cận các sản phẩm VN.
Ông Tuấn cũng cho biết thêm hiện nay, đã bắt đầu xuất hiện tâm lý người tiêu dùng không an tâm khi sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. Đây chính là cơ hội để các nhà sản xuất VN đưa sản phẩm vào chợ truyền thống. Trong đó, nên tập trung vào các mặt hàng như may mặc, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm.

Hỏi đáp về thủ tục xuất khẩu hàng may mặc .


Công ty tôi là 1 công ty TNHH chuyên sản xuất hàng may mặc tại Tỉnh Hà Nam. Nay có nhu cầu muốn xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc ra nước ngoài. Vậy khi xuất khẩu hàng may mặc cần phải tiến hành các thủ tục gì?

Trả lời:


Chào bạn,

 1/ Về ký kết hợp đồng: Công ty bạn phải ký hợp đồng xuất khẩu. Công ty bạn nên nhờ chuyên gia am hiểu về hợp đồng mua bán ngoại thương tư vấn cho bạn để công ty hạn chế rủi ro khi làm ăn với nước ngoài.

 2/ Về thủ tục xuất khẩu, bạn sẽ phải tuân theo các trình tự sau:

* Hồ sơ hải quan        

Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp các giấy tờ sau:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản chính); bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất (bản chính);

b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao).

Cũng xin lưu ý:

1. Các giấy tờ là bản sao nêu trên do người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

2. Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định.
3. Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Hỏi về ngành công nghệ may mặc

 Ngành công nghệ may mặc và ngành thiết kế thời trang đào tạo những gì, ra trường làm ở đâu, có thể thành nhà thiết kế được không?

- Những ngành này đào tạo kỹ thuật cắt may cơ bản, kỹ thuật may các loại y phục, thẩm mỹ học, mỹ thuật trang phục, vật liệu dệt may, tạo mẫu, thiết kế và giác sơ đồ loại y phục, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết kế xưởng may, quản lý điều hành xí nghiệp may…

SV tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác kỹ thuật, thiết kế mẫu, công tác quản lý ở các xí nghiệp may, thiết kế và kinh doanh các sản phẩm may mặc hoặc làm công tác giảng dạy ngành may ở các trường. Học ngành này ở bất cứ trường nào SV cũng sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến việc thiết kế thời trang, nhưng có thể trở thành “nhà thiết kế” hay không còn phụ thuộc nhiều điều kiện và khả năng của bản thân mỗi người.

* Mã ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng, cơ kỹ thuật, vật lý kỹ thuật Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)? (Một bạn đọc ở TP.HCM)

- Mã ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng: 131, ngành cơ kỹ thuật: 133, ngành vật lý kỹ thuật: 135.

* Tôi thi vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hệ ĐH, vậy có thể nộp thêm một bộ hồ sơ vào hệ CĐ cùng trường được không? Thí sinh có thể nộp nhiều hồ sơ vào các ngành cùng khối trong cùng một trường được không? (Nguyễn Trường Giang, TP.HCM)

- Thí sinh có thể nộp nhiều hồ sơ vào các ngành cùng khối thi ở một hay nhiều trường khác nhau, nhưng chỉ được dự thi một trong những ngành đã nộp hồ sơ. Sau này cũng chỉ được xét theo số báo danh vào đúng ngành mình đã chọn dự thi. Các trường ĐH không tổ chức kỳ thi riêng vào hệ CĐ, do đó thí sinh không cần nộp hồ sơ vào hệ CĐ các trường ĐH. Thí sinh không có nguyện vọng học ĐH, chỉ muốn học hệ CĐ ở trường ĐH khi làm hồ sơ ghi rõ mã ngành, tên ngành mình có NV1 vào mục 16, sau này nhà trường sẽ không xét tuyển những thí sinh đó vào hệ ĐH, chỉ xét vào hệ CĐ thôi.

Trong trường hợp thí sinh có NV học ĐH nhưng lại chọn hệ CĐ cùng trường (nếu không trúng tuyển ĐH) thì không cần ghi gì vào mục 16, sau này nếu không đủ điểm trúng tuyển NV1, thí sinh sẽ làm thủ tục xét tuyển NV2 vào hệ CĐ cùng trường.

NhÓM PV TS

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Vải cotton


Vải cotton sợi dài là một loại sợi cotton có chất lượng rất cao và có độ dài thông thường từ 34 đến 39mm, đặc biệt có sợi dài tới 60mm. 



Vải cotton có đặc điểm rất mềm mại, thấm mồ hôi, không gây hại cho da và được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm may mặc. Công ty chúng tôi sản xuất vải cotton trên dây chuyền công nghệ hiện đại, theo tiêu chuẩn khắt khe của Chứng nhận Oeko Tex Standard 100, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho người sử dụng.


Ngoài ra chúng tôi còn có mặt hàng vải cotton vi sinh (organic cotton) được trồng trên cánh đồng bông không phun thuốc trừ sâu. Đặc điểm nổi bật của vải cotton vi sinh là rất mềm mại, không tích điện, không gây dị ứng với da và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Công ty chúng tôi có thể sản xuất vải cotton với chi số sợi từ 200TC lên tới 1000 TC và khổ vải có thể đạt tới 320cm.

Lụa tơ tằm




Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. 


Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa.

Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lụa đã từng là thứ đắt tiền chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua con đường tơ lụa. Với phương thức sản xuất truyền thống lâu đời kết hợp với công nghệ tiên tiến hiện đại, công ty chúng tôi đã cho ra những sản phẩm lụa tơ tằm cao cấp và được sử dụng rộng rãi trên khắp các thị trường Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc….

Các sản phẩm của chúng tôi rất đa dạng bao gồm: silk GGT, silk chiffon,silk yoryu, silk satin,silk cotton, silk linen and silk wool …

Vải lanh

Vải lanh (linen) được chiết xuất lấy sợi từ cây lanh. 




Từ xưa đến nay, hầu hết tất cả mọi người đều yêu thích sử dụng loại vải này. Vải lanh được đưa vào sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau, từ đồ gia dụng trong nhà đến các sản phẩm may mặc thường ngày. Và trải qua thời gian, loại vải này được sử dụng nhiều nhất vào các sản phẩm may mặc. Vải lanh được biết đến bởi độ bền rất cao và chắc của sản phẩm.

Các sản phẩm may mặc sản xuất từ vải lanh có thể được sử dụng trong bất kì hoàn cảnh thời tiết nào. Chất liệu lanh tạo ra cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái vì nó rất thấm mồ hôi. Khi khoác lên người 1 chiếc áo được làm bằng chất liệu lanh, người ta đều cảm thấy rất khoan khoái vì vải này không dính và không gây kích ứng da. Hơn nữa, vải lanh rất dễ giặt và rất nhanh khô. Do đó, vải lanh là một trong những sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm may mặc cho bản thân và cho gia đình.

Vải hemp

Vải hemp là loại vải được chế tạo từ cây gai dầu và được cho là một trong những loại vải cao cấp nhất trên thế giới hiện nay. 


Vải hemp được biết tới do những tính năng ưu việt như có độ thấm thấu rất cao, tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt vải hemp còn làm da dẻ bạn thêm mịn màng, có chức năng chống tia cực tím và rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Tuy nhiên, sản phẩm này rất hiếm trên thị trường và giá thành cao nên chỉ phù hợp cho các sản phẩm may mặc thời trang cao cấp.

Vải Tencel

Thông tin về loại vải Tencel:

Tencel là sản phẩm làm từ bột gỗ tự nhiên từ thân cây tre, bạch đàn và các loại thân xốp nhiều cellulose, bằng công nghệ dệt Nano.Nó có nhiều thuộc tính chung với sợi xenlulô như cotton, lanh và gai.


Một số đặc điểm chính của sợi tencel là mềm mại, hấp thụ nước rất mạnh mẽ, và khả năng chống nhăn.

Vải lyocell có thể được giặt bằng máy, bằng tay hoặc giặt khô, có thể được nhuộm nhiều màu sắc và có thể mô phỏng nhiều loại chất liệu khác như da lộn, da, và lụa. Nhờ chất liệu từ thiên nhiên, sản phẩm chăn ga gối Tencel có nhiều tính năng ưu việt. Vải Tencel có tính chất mềm mại của vải cotton, độ bền của polyester, vẻ sang trọng quý phái của len, sờ tay có cảm giác mềm mại mượt mà như tơ lụa. Là sản phẩm hút ẩm tốt hơn nhiều so với vải cotton.…, rất thích hợp dùng cho mùa hè và những vùng khí hậu nóng quanh năm.

Với chị em phụ nữ thì chăn ga gối Tencel lại càng hữu ích, vì chất vải mềm mại không gây nếp nhăn ở da mỗi sáng thức dậy.

Vải Bamboo


Sau đây mình xin giới thiệu các bạn thông tin về loại vải Bamboo:


Vải  Bamboo là một trong những sản phẩm chính của công ty TNHH SX & TM Lạc Chi.

Vải bamboo được làm từ chất liệu tre trúc thuần túy tự nhiên, thân thiên với môi trường, tạo cảm giác thoải mái và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.Từ quá trình lựa chọn chất liệu bamboo cho đến quá trình hoàn thiện sản phẩm, tất cả các quy trình đều tuân theo quy định thân thiện với môi trường.

Ưu điểm nổi bật của vải Bamboo là có chức năng chống khuẩn, chống tia cực tím và thấm mồ hôi. Được kiểm nghiệm bởi các cơ quan chức năng, sợi bamboo có tỉ lệ hơn 99.8% chống và kháng khuẩn. Cấu trúc đặc biệt bên trong sợi bamboo tạo ra khả năng thẩm thấu cực mạnh.  Khả năng thấm hút độ ẩm và thoáng khí là rất tuyệt vời, do đó bamboo còn được gọi là vải “dễ thở”. Vải Bamboo còn có đặc tính chống lại tia cực tím và bảo vệ sức khỏe con người. Với các công nghệ hiện đại khác nhau, sản phẩm Bamboo tạo ra cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Mặc đẹp hơn với đồng phục công sở màu trắng

Dong-phuc-cong-do-mau-trang1
Dong-phuc-cong-do-mau-trang
Màu trắng là màu trung tính và đồng phục màu trắng rất dễ mặc bởi nó có thể kiết hợp với các màu sắc khác. Cùng tham khảo một số quy tắc sau để mặc đẹp hơn với màu trắng nhé!


- Màu trắng vốn đơn giản nên để trở nên sinh động hơn thì màu trắng được thêm những diềm xếp nếp, ren hoặc đăng ten…
- Đồng phục màu trắng không thích hợp để khoe đường cong cơ thể. Màu trắng chỉ thích hợp với các kiểu đồng phục rộng rãi, giúp người mặc có thể cử động dễ dàng, thoải mái.




- Màu trắng dễ bị bẩn và nhanh xuống màu hơn các loại vải khác. Do đó nên chọn các loại vải chất lượng tốt cho các đặc tính dễ thấm mồ hôi, mát mẻ, bền như lanh hay cotton.





- Nên kiểm tra độ trong suốt của vải màu trắng. Đưa vải hướng về ánh nắng mặt trời, đặt một bàn tay sau mặt vải. Nếu bạn nhìn thấy rõ màu sắc và hình dạng của bàn tay thì có nghĩa ai cũng có thể nhìn xuyên qua đồng phục màu trắng của bạn.
- Có 3 cách để mặc màu trắng: đồng bộ trắng, kết hợp trắng – đen, kết hợp trắng và các màu sáng như đỏ, xanh lam, hồng tím, vàng đậm, xanh lá.




- Giày dép thích hợp cũng là cách giúp bạn thanh lịch và nổi bật hơn trong màu trắng. Một đôi sandal mảnh, kiểu dáng đơn giản, dễ đi, màu sắc nhẹ nhàng như màu be, nâu, vàng dịu, màu xanh nhạt… hoàn toàn phù hợp với đồng phục màu trắng. Nếu bạn có đôi chân nhỏ thì hãy chọn một đôi giày màu trắng vì chúng sẽ khiến chân bạn trông to hơn bình thường đấy.



- Một điểm nhỏ nhưng rất quan trọng là đồ lót đi cùng màu trắng thì sẽ có màu gì. Màu da vừa lịch sự, kín đáo lịch lãm là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Không nên mặc đồ lót màu trắng hay các màu khác, càng không nên mặc đồ lót có họa tiết khi diện màu trắng.

Dong-phuc-cong-do-mau-trang

Những cách thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Chỉ cần để ý một chút thôi là bạn sẽ đẹp hơn và tự tin hơn với đồng phục màu trắng. Cùng thử và xem kết quả nhé!

Quan niệm sai lầm trong việc may đo đồng phục công sở

Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, chúng tôi nhận được nhiều quan niệm khác nhau về may đo đồng phục. Những doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu mạnh thì cực kỳ quan tâm, thậm chí họ còn giám sát chặt chẽ từng chi tiết nhỏ, bởi họ biết rằng đồng phục là một yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu của họ. Bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều những quan niệm sai lầm về may đo đồng phục. Đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất khi thực hiện công việc này, làm cho việc đầu tư vào chất lượng đồng phục trở nên kém hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài sai lầm quen thuộc sau nhé.

Nhung-sai-lam-khi-may-do-dong-phuc

Đồng phục chỉ cần may cho có

Đồng phục - từ đồng phục học sinh, đồng phục công sở đến đồng phục nhà hàng, khách sạn - đều là thành phẩm kết tinh của chất xám chứ không đơn thuần là sản phẩm may mặc, nhất là khi đồng phục gắn liền với thương hiệu của cả một tổ chức giáo dục hay doanh nghiệp. Để việc may đồng phục được hiệu quả, tạo ra những sản phẩm đồng phục đẹp, khách hàng và đơn vị may đo phải thực sự quan tâm và nhận thức được giá trị của bộ đồng phục để việc đầu tư vào đồng phục đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng phục may ở đâu cũng như nhau, chỉ nên chọn chỗ rẻ

Quy trình sản xuất đồng phục có thể sẽ phát sinh rất nhiều yếu tố, và từng đơn vị may mặc sẽ khắc phục các yếu tố này theo những nguyên tắc, cách thức riêng tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Việc tạo ra một sản phẩm đồng phục không hề đơn giản như khách hàng vẫn thường quan niệm.

Ngay cả đối với những sản phẩm được sao chép từ cùng một mẫu, sự khác biệt giữa từng thương hiệu may mặc vẫn thể hiện rõ ràng ở chất liệu vải, công nghệ cắt, may hoặc các nguyên phụ liệu khác, v.v... Trong đó kiểu dáng sản phẩm quyết định sản phẩm đó có đẹp, có hợp thời hay không? Thậm chí, cùng một thiết kế, cùng chất liệu vải nhưng có đơn vị sản xuất lên bộ đồng phục rất đẹp, ưng ý, còn đơn vị khác thì không được vậy.

Nếu bạn chỉ muốn tìm đơn vị may đồng phục giá rẻ thì coi chừng, bộ đồng phục may lên sẽ phải chỉnh sửa nhiều và cuối cùng nó sẽ trở thành "của nợ" đối với người mặc.

Người làm đồng phục cũng chỉ là thợ may, khéo tay nhưng không có trình độ.

Nhận thức coi nhẹ nghề thủ công đã dẫn đến quan niệm vô cùng sai lầm này. Một đơn vị kinh doanh đồng phục quy mô vừa cũng là một công ty kinh doanh như các công ty khác. Chỉ có điều sản phẩm của họ là đồng phục. Họ cũng có bộ phân kinh doanh, bộ phận quản lý, thiết kế, sản xuất ...

Như đã đề cập ở trên, mỗi một sản phẩm đồng phục là sự kết tinh của chất xám, có nghĩa là người tạo ra những sản phẩm này cũng phải được trang bị kiến thức đầy đủ. Nhiệm vụ của người phụ trách may đo và thiết kế đồng phục là phải cố gắng nắm bắt ý tưởng và chuyển tải thông điệp sản phẩm qua bộ đồng phục.

Đây không phải là một việc đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà các tiêu chuẩn về thời trang ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu của khách hàng cũng đòi hỏi cao hơn. Những chuyên viên chuyên may đo đồng phục tại các đơn vị sản xuất chuyên nghiệp do đó cũng cần có trình độ Đại học, tốt nghiệp các chuyên ngành về thiết kế thời trang, kinh doanh và các ngành liên quan khác.

Để có được những sản phẩm đồng phục tốt nhất, mỗi một bộ đồng phục được sản xuất không chỉ thuộc trách nhiệm của đơn vị thiết kế mà còn đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ từ phía khách hàng. Do đó, việc nhận thức và khắc phục những quan niệm sai lầm về may đo đồng phục hiện nay sẽ giúp đơn vị may mặc và khách hàng gần gũi, thông cảm và hiểu nhau hơn, từ đó tạo nền tảng cho mối quan hệ kinh doanh lâu dài, nâng cao hiệu quả thiết kế và may mặc.

Chọn trang phục công sở cho dáng thêm thon thả




Đồng phục là nét văn hóa chung của công ty và thông thường được may cùng màu sắc, cùng chất liệu vải và cùng thiết kế. Tuy nhiên, không phải ai mặc cũng đẹp vì mỗi người có một dáng khác nhau. Vì vậy, khi may đồng phục, bạn phải lưu ý với nhà cung cấp về sở thích của mình hay đề nghị họ có những biến tấu khéo léo để bộ đồ phù hợp với dáng bạn hơn.




Một trong những nguyên tắc cơ bản để che đi những phần không đẹp của cơ thể là sử dụng những tông màu trầm. Màu nâu sẫm, màu đen, màu xanh lục, tím, xanh navy hay các màu tối khác sẽ giúp các cô nàng hơi mập trông gọn gàng và xinh xắn hơn.

Cùng với những tông màu trầm như vậy, bạn nên chọn những thiết kế đơn giản, hài hòa. Đôi khi nguyên tắc chung của đồng phục làm bạn không thay đổi được thiết kế thì bạn cũng có thể cải thiện hình thức trang phục của mình chỉ đơn giản bằng việc thêm chiếc áo khoác ngoài hay vài phụ kiện hợp màu là bộ đồng phục của bạn sẽ nổi bật lên giữa đám đông.

Những kiểu váy liền cổ chữ V sẽ tôn lên những đường cong của cơ thể bạn hay váy có kiểu cổ đổ cũng sẽ giúp vòng 1 tròn đầy của bạn trở thành điểm lôi kéo sự tập trung của người đối diện. Tuy nhiên, nếu bạn có một bờ vai rộng thì không nên mặc những kiểu áo lớp, váy không có tay nhé.

Chỉ bằng vài mẹo vặt trên là bạn đã biến bộ đồng phục của mình thêm sinh động và làm cho dáng mình thêm thon thả rồi đấy.

Chọn vải mát cho mùa hè nóng nực




Mùa hè đến, bạn nên chọn chất liệu vải mặc nào cho phù hợp để vẫn đảm bảo tiêu chí đẹp mà lại mát mẻ, dễ chịu?

Chọn vải may mặc cho mùa hè

Nhìn chung, trong các loại vải thì loại sợi thiên nhiên và sợi dệt theo phương pháp thủ công thích hợp cho mùa hè hơn các loại vải sợi tổng hợp. Bởi lẽ, các loại sợi thiên nhiên như bông, gai, tơ đều có tính thoáng khí và hút ẩm cao, có khả năng hút mồ hôi nhanh, làm giảm nhiệt lượng ngoài da. Mặc trang phục với loại vải này, bạn sẽ luôn có cảm giác mát mẻ.

Khi chọn vải, đầu tiên bạn cần chú ý đến các đặc điểm khác nhau của các loại vải. Tơ lụa thật có sợi mảnh, mặt vải láng bóng, tính hút ẩm và thoáng khí cao, mỏng và mềm, mặc vào thấy nhẹ và thoáng. Tuy nhiên, do tính dẫn nhiệt của nó kém nên khả năng thoát nhiệt ngoài da cũng không cao lắm nên luôn có cảm giác hơi nóng.

Trong mùa nắng, nóng, bạn nên chọn vải dệt mỏng, phẳng và mịn như vải phin, vải sợi đay, sa, nhiễu, những loại này có ưu điểm là hút ẩm, thoáng khí, nhẹ và mát khi mặc. Các loại vải sợi tổng hợp do tính hút ẩm và thoáng khí kém nên khi mặc luôn có cảm giác bí hơi, và nóng.

Màu sắc của vải cũng là một điều cần quan tâm. Vải màu trắng có khả năng phản xạ với ánh nắng mặt trời mạnh nên vừa bảo vệ da ít bị bức xạ mặt trời, vừa làm giảm nhiệt lượng do hấp thu ánh nắng. Vải màu sẫm, khi mặc vào lại tạo sự hấp thu nhiệt, nên không phải lúc nào cũng có cảm giác mát mẻ. Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể may quần áo màu sẫm mặc vào mùa hè nhưng không nên mặc dưới nắng.

Cách chọn may vải áo dài đẹp




Nét độc đáo của vải áo dài năm nay chính là những họa tiết, hoa văn tinh tế, trẻ trung được "kết" lên từng chiếc áo. Các màu sắc nổi bật dường như càng ngày càng được ưa chuộng thay cho những sắc màu nhạt của năm trước.

Chọn vải may áo dài



Để có một chiếc áo dài đẹp không phải dễ. Và điều quan trọng đầu tiên là chọn được chất liệu và họa tiết phù hợp. Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đỡ bối rối.

Các chất liệu luôn được phái đẹp ưa chuộng là lụa tơ tằm, lụa Hàng Châu, vải lanh, vải organza hay taffetta... Bạn cũng có thể tìm nét đẹp trong sự pha trộn các chất liệu khi chọn vải áo dài ghép mảnh (ren ghép đũi, lụa ghép taffeta...).

Nét độc đáo của các sản phẩm năm nay chính là những họa tiết, hoa văn tinh tế, trẻ trung được "kết" lên từng chiếc áo. Gam màu chủ đạo vẫn là đen, xanh cốm, hồng tím, vàng...

Lụa tơ tằm: Mềm mại và có độ bóng, luôn là chất liệu truyền thống được sử dụng nhiều nhất khi may áo dài. Lụa được sử dụng nhiều để thêu tay, đính đá, kết cườm... Nếu muốn có một chiếc áo dài hơi lạ, bạn có thể chọn loại lụa nhăn...

Lụa Hàng Châu: Có nhiều hoa văn nổi, nhẹ, bay áo. Giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/bộ.

Nhung: Hợp với những người có làn da trắng hay phụ nữ đứng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn loại nhung ghép (đũi, ren, taffeta) kết hợp với đính hạt, thêu họa tiết nổi... kết hợp với may cổ thuyền, tà nhỏ, ôm sát để tạo sự trẻ trung.

Voan (có voan kính, voan thường, voan giấy): Giá khoảng 350.000 - 450.000 đồng/bộ. Voan thêu tay giá 800.000 - 1,1 triệu đồng/bộ tùy theo sự cầu kỳ của họa tiết.




Vải áo không "đụng hàng"

Nhiều người lại thích hàng độc, tự đi mua vải rồi đặt hàng thêu tay theo ý mình. Khách có thể mua loại vải "tinh khôi" để trang trí theo "gu" của riêng mình.

Bạn có thể chọn những họa tiết giản dị như hoa, lá; những hình khối độc đáo, hay bức tranh sơn thủy lãng mạn... Giá tiền công thiết kế (may, thêu, vẽ, đính đá...) tùy theo bộ, dao động từ 300.000 đến 700.000 đồng.

Tuy nhiên, với những mẫu vẽ "độc", giá có thể lên tới hàng triệu đồng mà nếu khách có lỡ "mê" một mẫu hàng nào đó cũng khó lòng tìm được cái thứ hai.

Người có làn da không được sáng nên chọn vải áo có họa tiết vàng sẽ tạo cảm giác da sáng hơn.

Người hơi mập nên chọn loại vải áo gam trầm, họa tiết mềm mại (hình dây) để tạo đường cong...

Người hơi gầy nên chọn loại vải như organza, taffeta, tơ sống... màu sáng để tạo dáng người đầy đặn hơn.

Những mẫu đồng phục công sở được ưa chuộng


Đồng phục công sở là nét văn hóa đặc trưng của các công ty, doanh nghiệp. Đồng phục đẹp không chỉ phản ánh tính cách, thẩm mỹ mà nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, năng suất làm việc của nhân viên. Do đó, việc chọn lựa đồng phục thế nào cho phù hợp, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa hài hòa với hình ảnh công ty rất quan trọng.

Những bộ đồng phục công sở vừa lịch thiệp, chỉn chu mà vẫn không kém phần ấn tượng cũng là hình thức quảng bá cực kỳ hiệu quả cho mỗi công ty, doanh nghiệp. Dưới đây là các mẫu đồng phục công sở phổ biến và được đông đảo giới nhân viên văn phòng ưa chuộng nhất hiện nay.


Đồng phục váy liền trẻ trung đang rất được ưa chuộng
Đồng phục sơ mi - quần tây công sở

Bạn sẽ không bao giờ lo sợ lỗi mốt với dạng đồng phục công sở kinh điển dành cho cả nam và nữ này. Đây cũng là kiểu đồng phục vô cùng tiện lợi, phù hợp với mọi loại thời tiết mà vẫn hết sức thanh lịch, tao nhã. Với đồng phục sơ mi quần tây dành cho nữ, chỉ cần kết hợp chiếc áo sơ mi đơn giản hoặc cách điệu tinh tế với chiếc quần ống côn, ống bó vừa vặn là trông các nàng sẽ thật thon thả, cuốn hút mà vẫn không mất đi vẻ năng động, trẻ trung.



Đồng phục quần tây công sở phối sành điệu

Đồng phục áo sơ mi trắng đơn giản mà thanh lịch
Cánh mày râu cũng sẽ không hề kém cạnh với những mẫu áo sơ mi thật nam tính, chững chạc. Thay thế những mẫu thiết kế mô phạm trước kia, đồng phục sơ mi, quần tây công sở dành cho nam giới giờ đây đã được biến tấu theo nhiều kiểu dáng thật hiện đại mà vẫn vô cùng lịch sự, phù hợp để mặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.



Đồng phục áo sơ mi nam sành điệu

Đồng phục áo sơ mi nam có viền nẹp áo sành điệu


Đồng phục vest công sở

Sang trọng, lịch thiệp đầy phong cách- đây là mẫu đồng phục hàng đầu của những công ty, doanh nghiệp muốn chú trọng vào hình ảnh chuyên nghiệp của nhân viên.


Đồng phục áo vest nữ trẻ và duyên dáng

Hình ảnh một nữ nhân viên thành đạt, quyến rũ trong bộ đồng phục vest sang trọng cũng là một nét hấp dẫn không thể cưỡng lại.

Đồng phục áo vest nữ có phhối trẻ trung



Đối với nam nhân viên văn phòng, còn gì bảnh hơn là một bộ vest được cắt may vừa vặn với kiểu dáng toát lên vẻ mạnh mẽ, lịch lãm đầy ấn tượng, mang lại cho các chàng dáng dấp của một doanh nhân giàu có.


Đồng phục áo vest nam sang trọng


Sơ mi công sở kết hợp với váy

Ngoài những chiếc quần dài, những chân váy công sở nhã nhặn cũng là một điểm nhấn nhẹ nhàng đầy tinh tế khi mặc kèm với sơ mi. Đây là đặc quyền của phái đẹp trong việc chọn lựa đồng phục công sở. Cho dù là chân váy bút chì, váy chữ A hay những chiếc váy ngắn lưng cao sành điệu, chỉ cần được phối cùng chiếc sơ mi có kiểu dáng phù hợp, vẻ đẹp đầy nữ tính của chị em sẽ được tôn lên trong mọi môi trường làm việc.

Đồng phục váy công sở điệu đà


Đồng phục váy liền công sở

Những chiếc váy liền luôn mang đến cho nữ giới vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và quyến rũ. Đây cũng là dạng đồng phục dễ dàng được biến tấu, cách điệu thật linh hoạt, biến các chị em chốn văn phòng thành những quý cô đầy thanh lịch.