Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Doanh nghiệp may mặc đón đơn hàng mùa xuân


Khi nhiều doanh nghiệp (DN) may mặc xuất khẩu trong nước gặp khó khăn về đơn hàng sản xuất, thì các DN may ở Đồng Nai vẫn phát triển khá ổn định. Những đơn hàng xuất khẩu mùa đông đang dần khép lại và DN bắt đầu đón nhận hàng mùa xuân để sản xuất. Đây là điều đáng mừng trong tình hình kinh tế hiện nay.

Don-hang-mua-xuan
May đồng tiến đón hàng xuân. Ảnh: V.N


Anh Nguyễn Văn Hoàng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tiến (Dovitec), cho biết: 6 tháng đầu năm nay tình hình sản xuất của công ty đạt khá tốt với kim ngạch xuất khẩu đạt 220 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2011. Hợp đồng sản xuất hàng mùa đông của công ty đến hết tháng 9 tới. Cuối tháng 7 này, công ty xác nhận hợp đồng các đơn hàng sản xuất cho mùa xuân. Năm nay, dù kinh tế trong và ngoài nước còn khá khó khăn, nhưng các hợp đồng hàng của Dovitec lại có giá tốt hơn năm 2011.

Anh Hoàng cho hay, dù thị trường còn khó khăn nhưng các DN may lớn vẫn có cơ hội nhiều hơn so với DN nhỏ. Khách hàng của Dovitec tương đối ổn định nên lượng hàng đặt khá đều. Hợp đồng sản xuất hàng của Dovitec năm nay có liên tục 9 tháng đầu năm không bị gián đoạn như các năm trước, đây cũng là điều thuận lợi cho DN. Ngoài ra, công ty này còn mở được thêm thị trường Nga nên đã tăng thêm hàng sản xuất. Sở dĩ Dovitec có được thuận lợi cả về lượng hợp đồng lẫn giá là do ngay từ đầu năm, DN đã đón được một số khách hàng Nhật Bản rời bỏ thị trường Trung  Quốc.

Cùng với quan điểm là khó khăn của ngành may mặc đang rơi vào DN nhỏ, ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Tổng công ty may Đồng Nai (Donagamex), chia sẻ: “May mặc xuất khẩu có tính mùa vụ rất cao. Vì vậy, đòi hỏi DN phải có năng lực thực sự để đảm bảo tiến độ giao hàng, chất lượng hàng cũng như giá cạnh tranh. Những lúc khó khăn như hiện nay càng thấy rõ điều này”.

Trong khi nhiều DN may xuất khẩu ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác phải giảm sản xuất do không có hợp đồng thì Donagamex vẫn tiếp tục đầu tư thêm nhà xưởng. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay của tổng công ty đạt 23 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011. Không chỉ ổn định hàng cho mùa đông, mà các đơn hàng mùa xuân đến nay công ty cũng đã có. 70% lượng hàng sản xuất đã được ký hết năm, còn lại 30% được ký đến hết tháng 10 tới. Đầu năm nay, Donagamex mở được thêm thị trường mới xuất khẩu sang Hàn Quốc đã giúp DN tăng thêm kim ngạch.  Ông Kích cũng cho biết thêm, Donagamex mạnh dạn đầu tư thêm nhà xưởng trong năm nay nhằm mở rộng xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ. Hiện tại, thị trường này đang chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty. Tuy Mỹ còn khó khăn nhưng  xuất khẩu hàng của Donagamex vào đây hàng năm vẫn tăng.

Một điều mà ông Kích cũng đang kỳ vọng nhiều là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được ký kết. Khi đó, việc xuất khẩu hàng vào Mỹ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Quả thực, nếu cuối năm nay TTP được ký kết và năm 2013 kinh tế Mỹ bớt khó khăn thì cơ hội cho DN may mặc xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng xác nhận đến hết tháng 6, đơn hàng chung của toàn ngành giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011. Mức giảm của các DN lớn khoảng 5%, riêng những DN nhỏ và vừa giảm tới trên 20%, có rất ít DN giữ được mức tăng trưởng.

Cách kiểm tra thành phần vải



Nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt khác thì tất cả vải thành phẩm khi sản xuất ra và hàng thành phẩm gia công nhập vào công ty đều phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn 4 điểm.
I.       Các yêu cầu trước khi tiến hành kiểm tra vải:

a  – Yêu cầu đối với nhân viên KCS:

-   Nhân viên KCS phải được đào tạo và nắm rõ qui trình kiểm tra vải đã được phê duyệt

-   Có đầy đủ các dụng cụ, thông tin cần thiết trước khi tiến hành kiểm tra.

-   Phải vệ sinh sạch sẽ khu vực kiểm tra vải, thiết bị kiểm tra vải (nhất là các thanh cuốn không được dơ, không có cạnh sắc).

-   Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng, thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có họat động không.

b – Các dụng cụ cần chuẩn:

-   Hộp đèn tối thiểu phải gồm các nguồn sáng D65 (ánh sáng ban ngày).

-   Dụng cụ bao gồm: thước dây, kéo, phấn sáp, gương soi mật độ sợi, giấy bịt đầu cây, bao nylon.

-   Kiểm tra máy in tem có họat động không, tem in và mực in còn không.

c – Các thông tin tài liệu cần có:

-   Tài liệu hướng dẫn kiểm tra và phiếu ghi nhận

-   Bảng màu sản xuất cho từng đơn hàng, loại vải hoặc mẫu vải đã được khách hàng phê duyệt.

-   Số lượng tối đa/ tối thiểu của 1 cây vải (nếu có yêu cầu)


II.    Qui trình kiểm tra vải:

A – Kiểm tra toàn bộ các cây hàng có trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng đó.

B – Nhân viên kiểm tra phải xác định được mặt phải và mặt trái của vải. Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra mặt phải của vải.

1.      So màu:

-   Lấy mẫu vải gốc và mẫu cắt từ các cuộn vải tiến hành so sánh màu trên hộp đèn D65? (nếu không có yêu cầu). Công việc này được thực hiện trên mỗi mẻ nhuộm.

-   Nếu so bằng mắt thấy có sai biệt, phải tiến hành đo CMC (nếu không có yêu cầu)?, CMC < 1 chấp nhận.

-   Mỗi mẻ nhuộm cắt một mẫu giao cho phòng kinh doanh để theo dõi sự chênh lệch màu giữa các mẻ nhuộm

- Nhân viên tiếp tục kiểm tra bằng mắt và ghi nhận vào phiếu kiểm đồng thời nhập số liệu vào máy tính.

2.      Kiểm tra độ đều màu:

-   Kiểm tra độ đều màu trong cây.

-   Kiểm tra độ khác màu giữa sườn và trung tâm, giữa sườn với sườn. Khi kiểm tra thấy không đạt, may miếng vải và kiểm tra độ khác màu trên hộp đèn.

-   Cây vải được ngừng để kiểm tra độ khác màu ít nhất 3 lần (đầu cây, giữa cây và cuối cây) giữa sườn này với sườn kia (từ 2 biên vào), giữa sườn với trung tâm (giữa khổ vải).

-   Cách kiểm tra: cầm 2 biên vải đặt sát vào nhau và 2 biên vải so với giữa có sự khác biệt nào không. Lấy miếng vải gốc so sánh với giữa cuộn vải và cuối cuộn vải xem có sự khác biệt về màu sắc không.

-   Nếu phát hiện sự khác màu phải tiến hành để riêng, cắt mẫu lưu lại. Nhân viên kiểm tra phải ghi vào mẫu vải này các chi tiết sau: số mẻ nhuộm, lọai vải, tên khách hàng, mã màu, ngày kiểm, dạng lỗi và báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết.

3.      Kiểm tra khổ vải:

Khổ thực tế của cây vải được tính từ biên vải (nếu không có yêu cầu). Khổ vải phải được kiểm tra ít nhất 3 lần/ 1 cây, tại 3 vị trí đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn. Phải để mặt vải bằng phẳng và căng khi đo tránh tình trạng bị nhăn. Ghi kết quả kiểm tra lần đo có khổ nhỏ nhất vào phiếu kiểm và nhập liệu vào máy tính, và báo cho phân xưởng hoặc phòng kinh doanh (hàng gia công bên ngoài) nếu khổ thực tế nhỏ hơn khổ yêu cầu.

4.      kiểm tra chiều dài cây vải:

Theo đồng hồ gắn trên máy. Ghi nhận chiều dài cây vải theo phiếu công nghệ (tem) và chiều dài thực tế đo được vào phiếu kiểm, nếu số lượng kiểm dư hoặc thiếu nhiều hơn mức cho phép phải báo cho phân xưởng để kiểm tra lại.

5.      Kiểm tra mật độ vải:

Dùng kính đếm sợi để đo mật độ dọc, ngang của vải.

6.      Kiểm tra lỗi ngoại quan:

Nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ khoảng 25 đến 30 mét/ phút tiến hành quan sát toàn bộ mặt vải. Ghi nhận tất cả các lỗi vào phiếu kiểm và nhập vào máy vi tính. Tất cả các lỗi vải được qui ra điểm trừ theo hệ thống 4 điểm.

Tìm đường xuất khẩu cho hàng may mặc Việt Nam


Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dấu hiệu khó khăn trong xuất khẩu thể hiện rõ khi những tháng gần đây tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu thấp đi.


Tim-duong-ra-cho-thi-truong-xuat-khau-may-mac

Điển hình như mặt hàng dệt và may mặc có giá trị xuất khẩu lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước và thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước đã thể hiện sự khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ trong nước. Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng, ngắt đơn hàng, xoay chuyển liên tục khiến ảnh hưởng nhiều đến chi phí.

Dự báo triển vọng các nhóm hàng

Do đó, ngành Công Thương đã chủ động rà soát lại từng nhóm hàng, từng mặt hàng xuất khẩu chính và dự báo triển vọng xuất khẩu đến hết năm. Kết quả cho thấy giá nhóm hàng nông sản, thủy sản khó có thể tăng, tuy nhiên, lượng xuất khẩu có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm do việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu và những giải pháp hỗ trợ tín dụng của Chính phủ có tác dụng. Vì vậy, 6 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu của nhóm dự kiến đạt khoảng 10,7 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 21,1 tỷ USD.

Đối với nhóm nguyên liệu và khoáng sản, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu sẽ không tăng; giá than đá có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 11,6 tỷ USD.

Đối với nhóm hàng công nghiệp chế, dự kiến, kim ngạch nhóm hàng này 6 tháng cuối năm đạt khoảng 34,8 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 68 tỷ USD. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hoá khác khoảng 8,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu theo kế hoạch trên đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của các hiệp hôi, bộ ngành để tăng được khối lượng cùng giá trị xuất khẩu.

Tiếp sức cho doanh nghiệp “chạy vượt rào”

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngoài hạn chế của doanh nghiệp thì rào cản thương mại tại những thị trường nhập khẩu chính đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lao đao.

Để tháo nút thắt trong hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm, VASEP đề nghị cần có biện pháp “phá băng” thị trường Nhật Bản, 6 tháng qua sản phẩm tôm vào thị trường này đã giảm mạnh do quy định ngặt nghèo của Nhật Bản áp dụng chỉ số hàm lượng tạp chất trong tôm quá thấp so với các quy định hiện nay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đơn cử như Châu Âu quy định hàm lượng tạp chất 150 phần tỷ, Mỹ 75 phần tỷ, trong khi Nhật Bản bắt buộc ở mức 10 phần tỷ.

Ngoài ra, cần thu hẹp các đầu mối xuất khẩu cá tra từ hơn 100 doanh nghiệp hiện nay xuống còn 60-70 doanh nghiệp để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau tại thị trường quốc tế gây bất lợi về giá, đồng thời có những tiêu chí rõ ràng đối với các công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm này.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đề nghị Dự thảo Luật Thuế xuất nhập khẩu mới cần tạo điều kiện thuận lợi trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu.

Luật Thuế xuất nhập khẩu hiện tại chia thu thuế nhập khẩu thành hai nhóm: nhóm 1 nộp thuế trước khi nhập hàng về, nhóm thứ 2 được ân hạn 275 ngày phải nộp thuế. Tuy nhiên, dự thảo của Dự thảo luật yêu cầu phải nộp thuế trước khi nhập hàng về. Ông Thuấn cho rằng điều này giảm một phần sự cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khi mà thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đề xuất của Hiệp hội Da giày và của các Hiệp hội làm hàng xuất khẩu là đáng lưu ý, thời gian ân hạn nộp thuế là rất quan trọng, đặc biệt với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Bộ Công Thương cũng đề ra các giải pháp thực hiện trong đó chú trọng công tác dự báo, bám sát tình hình thị trường; Chỉ đạo các tham tán thương mại tại các thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm kịp thời phát hiện các thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng hoặc những thông tin bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường, kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Hiệp hội để chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh.

Ngoài ra, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính triển khai có hiệu quả Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh doanh, xuất khẩu.


Theo Quỳnh Hoa

Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Việt Tiến

Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, công ty đã đề ra khẩu hiệu “Sản phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” và xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi hoạt động của công ty. Vì thế, công ty đã tổ chức thực hiện iso 9002 từ tháng 5-1999 và được chứng nhận iso 9002 vào 20 -6-2000 do tổ chức bvqi_Vương Quốc Anh công nhận.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tên công ty: CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.)
Công ty may Việt Tiến là một đơn vị sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất khẩu hàng may mặc đứng hàng đầu trong Tổng Công ty May Việt Nam. Công ty hiện đang hoạt động sản xuất trên tổng diện tích là 62919 m2
Khu A (Trụ sở chính):
Số 7 Lê Minh Xuân, P 7, Q. TB, HCM.
Tel: (84.8)8640800
Fax: (84.8)8640585
E-mail: vtec@hcm.vnn.vn
Website: http//www.viettien.com.vn
Khu B:
Số 58 Thoại Ngọc Hầu, P19, Q.TB, HCM.
Khu C:
Số 20 Cộng Hòa, P12, Q. TB, HCM.
Việt Tiến có một quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm.
Trước năm 1975 công ty chỉ là một xí nghiệp may nhỏ mang tên là THÁI BÌNH DƯƠNG KỸ NGHỆ CÔNG TY- tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE- do ông SẦM HÀO TÀI một thương nhân người Hoa làm giám đốc với sự góp vốn của 8 cổ đông góp vốn có tổng số vốn là 80.000.000 đồng. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 chiếc máy may gia đình cho khoảng 100 nhân công, xí nghiệp chỉ may túi sách và đồ bảo hộ lao động qui mô nhỏ.
Ngày 20/11/1975 tức là sau ngày Miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa thành doanh nghiệp nhà nước, đến 5/9/1977 xí nghiệp chính thức đổi tên thành XÍ NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN, có tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.) trực thuộc VINATEX (Bộ Công Nghiệp Nhẹ).
Ngày 13-11-1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghiệp bị hỏa hoạn và bị thiệt hại hoàn toàn. Một thời gian khắc phục khó khăn cộng thêm sự yêu nghề và gắn bó với xí nghiệp toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường.

Hàng may mặc Việt Nam sẽ tìm đường vào thị trường Trung Quốc


Hàng may mặc Việt Nam sẽ vào thị trường Trung Quốc trong 60 đến 90 ngày nữa.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam (VN) chất lượng cao, Tổng giám đốc Công ty Vinamit - đã khẳng định như vậy khi đề cập đến đề án đưa hàng may mặc Việt vào thị trường Trung Quốc (TQ).

Hang-may-mac-Viet-Nam-se-vao-thi-truong-Trung-Quoc

Trao đổi với PV , ông Viên cho biết:

- Đề án này xuất phát do các doanh nghiệp bức xúc trước việc hàng TQ tràn ngập tại thị trường VN, làm điêu đứng nhiều mặt hàng trong nước như gạch men, giấy, da giày, may mặc... Các shop bán hàng thời trang VN càng ngày càng teo tóp, đóng cửa trong khi ra đường đâu đâu cũng là hàng TQ.

Trong khi đó ở tất cả hệ thống siêu thị TQ họ cũng đang chuộng hàng nhập khẩu. Tại các siêu thị của TQ đã có hàng Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan..., trừ VN. Chúng tôi tìm hiểu và được biết hàng VN đưa sang TQ với số lượng rất lớn nhưng chúng ta không đi đường chính ngạch mà lại đi tiểu ngạch.

Tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), có những doanh nghiệp trước đây chỉ là tiểu thương bán tại chợ biên giới, nhưng có doanh số xuất khẩu lên đến 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy TQ có nhu cầu về sản phẩm VN chúng ta, vậy tại sao không đưa hàng trực tiếp vào siêu thị của họ mà lại để tiểu thương buôn bán bằng cách khiêng đồ qua sông.

Một khi đã lệ thuộc vào hệ thống xuất khẩu và phân phối tiểu ngạch như thế, các doanh nghiệp VN có muốn cũng không còn cửa để bứt ra khỏi cách làm ăn truyền thống để đưa hàng vào TQ dạng chính ngạch.

* Nói đến hàng TQ là người ta nghĩ đến hàng giá rẻ, liệu hàng hóa của VN có thể cạnh tranh được với hàng của họ?

- Giá rẻ không phải là yếu tố quyết định đầu tiên khi đưa hàng VN vào TQ. Chính do hàng nội địa quá rẻ nên tâm lý của tất cả các nhà buôn tại TQ ngày nay là họ không muốn buôn hàng nội địa nữa bởi vì lợi nhuận quá thấp. Họ thích buôn bán hàng ngoại nhập nhiều hơn vì hàng ngoại cho họ một không gian rộng lớn hơn để có được lợi nhuận.

Một sản phẩm muốn đi vào một thị trường thì trước hết phải được các nhà buôn bán cho đã. Nếu họ chưa chấp nhận thì sẽ khó thành công. Họ thích hàng ngoại nhập vì hàng ngoại nhập có thể bán được giá cao, lợi nhuận cao.

Tâm lý của người TQ cho rằng hàng nhập càng phải mắc hơn đồ trong nước dù cho đó là sản phẩm cùng loại. Và họ tự hào về hàng nhập. Ví dụ, cà phê Starbucks nhập về TQ bán mắc hơn cà phê của một công ty đa quốc gia sản xuất tại TQ khoảng 6-10 lần.

Do đó, hàng VN đưa sang TQ phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, đừng làm hàng có chất lượng tệ hơn hàng TQ. Hai yếu tố đó kết hợp thì hàng VN có quyền bán giá cao mà vẫn cạnh tranh được với hàng TQ.

* Ông từng tuyên bố mất 60-90 ngày hàng Việt có mặt trên kệ hàng của các siêu thị Walmart tại TQ. Cơ sở nào để ông khẳng định điều này, thưa ông?

- Tôi khẳng định điều này hoàn toàn có thể. Hệ thống Walmart chỉ là một ví dụ. Hàng VN có thể vào tất cả các hệ thống bán lẻ lớn nhỏ khác tại TQ, ngoài Walmart còn có Carrefour, Posco...

Để đưa hàng nông sản chế biến vào TQ thì mất 30 ngày cho các thủ tục kiểm định và 20 ngày làm việc với hệ thống siêu thị. Thời gian còn lại dành cho việc tra cứu quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo vệ thương hiệu tại thị trường TQ.

Cách vào siêu thị của TQ cũng giống cách vào siêu thị của VN. Hãy đưa sản phẩm đến và thuyết phục người ta rằng sản phẩm này sẽ đem lại lợi nhuận cho siêu thị.

Điều thuận lợi là các siêu thị ở TQ đều đón chào các mặt hàng nhập khẩu, đó là cơ hội xuất khẩu hàng VN. Trước đây, muốn vào hệ thống siêu thị phải đóng phí mua mã hàng là 1.500 tệ/siêu thị nhưng nay do người ta đang muốn có hàng của mình nên giá chỉ còn 500 tệ/siêu thị.

TQ là thị trường dễ tính hơn VN nhưng khách hàng lại có tính trung thành cao. Một khi khách hàng đã yêu mến một sản phẩm nào đó thì họ sẽ yêu mến lâu dài. Sức mua tại thị trường TQ lớn hơn VN.

Hệ thống phân phối chính ngạch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đang chiếm dần 50-70% thị trường. Do đó sản phẩm của VN có cơ hội nếu vào hệ thống chính ngạch thay vì tiểu ngạch.

Hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ngũ cốc, thực phẩm khô, bánh kẹo, may mặc... sẵn sàng hợp tác với hội bằng cách đưa hàng của họ cho chúng tôi phân phối.

Bản thân Vinamit cũng đang xúc tiến để có thêm một số mặt hàng mới đưa vào TQ. Đáng kể nhất là mặt hàng gạo VN thương hiệu Vinamit vào tháng 9 tới.

Sáu tháng đầu năm nay VN xuất khẩu sang TQ trên 1 triệu tấn gạo nhưng toàn bán hàng thô, không hề có thương hiệu nên chúng tôi muốn đưa gạo có thương hiệu VN vào thị trường này.

* Nhiều doanh nghiệp lo lắng nhất ở thị trường TQ chính là bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, làm giả. Làm sao để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này, thưa ông?

- Điều đáng buồn là hầu hết những mặt hàng đi theo con đường tiểu ngạch đã bị người TQ đăng ký thương hiệu hết. Họ không bao giờ đem những hàng đó vào hệ thống siêu thị trong khi hệ thống phân phối các mặt hàng đó tại TQ thì doanh nghiệp VN không thể biết được. Các tiểu thương TQ rất biết cách bít hết thông tin khách hàng.

Do vậy, trước khi đưa hàng vào TQ, các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở TQ trước, đăng ký bao vây để tránh bị lợi dụng.

Từ kinh nghiệm của Vinamit cho thấy điều đầu tiên đến làm ăn tại TQ là phải làm việc với luật sư. Họ sẽ có trách nhiệm làm mọi việc liên quan đến luật lệ tại TQ. Có bất cứ vấn đề gì về tranh chấp, xâm hại thì chúng tôi chuyển qua cho văn phòng luật sư để họ xử lý.

Luật pháp TQ rất nghiêm trong vấn đề này nên có thông tin từ văn phòng luật sư gửi tòa án thì công ty làm giả hay xâm hại phải có trách nhiệm trả lời liền.

Hàng may mặc Việt tại chợ truyền thống bị bỏ ngỏ thay vào đó là các sản phẩm made in China


Thực tế các chợ đầu mối trong nước hàng may mặc Việt Nam chiếm thị phần rất ít, đa số là các loại hàng gia dụng từ Trung Quốc nhập vào.
Hàng Trung Quốc với các sản phẩm như đồ lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, điện thoại, vali cặp sách... chiếm tới 90% thị phần tại chợ Đồng Xuân

Nghiên cứu của BSA (Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN) mới đây cho thấy, tại nhiều chợ truyền thống, hàng VN được đánh giá cao và tin tưởng hơn so với hàng nhập giá rẻ. Tuy nhiên, khi hỏi dấu hiệu nào để nhận biết được hàng Việt thì hầu hết người tiêu dùng đều bối rối.

Lãng phí kênh phân phối

Người tiêu dùng thường chỉ dựa vào một số yếu tố để nhận biết như: kinh nghiệm, tên nhãn hiệu, có tiếng việt trên bao bì hoặc thông qua lời kể của người bán. Ông Đỗ Xuân Thủy - TGĐ Cty cổ phần Đồng Xuân cho biết, chợ Đồng Xuân, với vai trò là chợ đầu mối bán buôn lớn, mỗi ngày lượng hàng hóa luân chuyển từ 15 - 20 tấn đến các vùng miền trong cả nước, nhưng hiện hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc với các sản phẩm như đồ lưu niệm, đồ chơi, đồ điện tử, điện thoại, vali cặp sách…, chiếm tới 90% thị phần. Còn những mặt hàng tạp phẩm, vải sợi, quần áo may sẵn… chiếm đến 70% và phần còn lại là hàng hóa của một số cơ sở tư nhân trong nước. Đối với các sản phẩm hàng Việt chỉ có chủ yếu là gạo, rau, quả và hàng tươi sống.

Trước thực trạng đó, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế hàng ngoại lấn chiếm tại các chợ truyền thống như hiện nay cho thấy, chúng ta đang lãng phí một kênh phân phối lớn, bởi chợ truyền thống vẫn đang chiếm tới 80% kênh phân phối hàng hóa tại VN. Vị chuyên gia này đơn cử, tại chợ Đồng Xuân với hơn 2.000 hộ kinh doanh, mỗi ngày lượng tiền luân chuyển trong chợ khoảng 40 tỉ đồng là kênh phân phối quan trọng đến các tỉnh, thành phố phía Bắc. “Đây sẽ là nguy cơ làm mai một hàng Việt trong tâm trí người tiêu dùng VN”, vị chuyên gia này nhận định.


Chiếm lại sân nhà”

Hiện tại chúng ta đang phải làm một việc rất khó khăn là đưa hàng Việt vào chiếm lĩnh lại chợ truyền thống do một thời gian dài bỏ quên. Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN VN chất lượng cao chia sẻ rằng, mặc dù khó nhưng vẫn phải làm vì đến năm 2015 khi Hiệp định ASEAN + 1 có hiệu lực thì hàng hóa Trung Quốc và các nước trong khu vực có thuế suất 0% sẽ tràn ngập chợ và các nơi. Vì vậy, các nhà sản xuất phải phối hợp với chợ truyền thống và người kinh doanh mà cốt lõi là đưa ra chính sách bán hàng như thế nào để tiểu thương cảm thấy có lợi - bà Hạnh cho biết.

Các nhà sản xuất trong nước thường hướng đến thị trường xuất khẩu hoặc đưa hàng vào các trung tâm thương mại, siêu thị mà lãng quên chợ truyền thống.

Cùng quan điểm với bà Hạnh, một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, các DN trong nước cũng cần phải quan tâm xây dựng mối liên kết với DN quản lý chợ trong việc tạo dựng các kênh phân phối nhiều tầng, trong việc sắp xếp hàng hóa và bố trí ngành hàng tại chợ, tạo kênh phân phối đa dạng. Chẳng hạn, trong việc bày bán sản phẩm, nếu có mối liên kết giữa nhà sản xuất và phân phối, các hộ kinh doanh tại chợ sẽ bày bán sản phẩm VN lên những vị trí thuận lợi cho khách hàng quan sát, lựa chọn...

Từ góc độ của một DN cung ứng khối lượng hàng hóa lớn ra thị trường ông Mai Thanh Tuấn - TGĐ Cty cổ phần quốc tế Hải Lộc cũng thẳng thắn nhận định rằng, DN trong nước cần chú trọng hơn đến đối tượng thu nhập thấp thông qua xây dựng kênh phân phối tại các chợ truyền thống nói chung. Hiện các nhà sản xuất trong nước thường hướng đến thị trường xuất khẩu hoặc đưa hàng vào các trung tâm thương mại, siêu thị chứ không giao hàng đến chợ truyền thống. Vì lẽ đó mà người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp cận các sản phẩm VN.
Ông Tuấn cũng cho biết thêm hiện nay, đã bắt đầu xuất hiện tâm lý người tiêu dùng không an tâm khi sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. Đây chính là cơ hội để các nhà sản xuất VN đưa sản phẩm vào chợ truyền thống. Trong đó, nên tập trung vào các mặt hàng như may mặc, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm.

Hỏi đáp về thủ tục xuất khẩu hàng may mặc .


Công ty tôi là 1 công ty TNHH chuyên sản xuất hàng may mặc tại Tỉnh Hà Nam. Nay có nhu cầu muốn xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc ra nước ngoài. Vậy khi xuất khẩu hàng may mặc cần phải tiến hành các thủ tục gì?

Trả lời:


Chào bạn,

 1/ Về ký kết hợp đồng: Công ty bạn phải ký hợp đồng xuất khẩu. Công ty bạn nên nhờ chuyên gia am hiểu về hợp đồng mua bán ngoại thương tư vấn cho bạn để công ty hạn chế rủi ro khi làm ăn với nước ngoài.

 2/ Về thủ tục xuất khẩu, bạn sẽ phải tuân theo các trình tự sau:

* Hồ sơ hải quan        

Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp các giấy tờ sau:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản chính); bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất (bản chính);

b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng (bản sao).

Cũng xin lưu ý:

1. Các giấy tờ là bản sao nêu trên do người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

2. Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định.
3. Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.